So sánh sản phẩm

Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

          Trên thực tế, khi một bên có nghĩa vụ với một hoặc nhiều bên khác nhau, bên có nghĩa vụ có thể sử dụng các biện pháp bảo đảm trên cùng một tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với các bên có quyền, điều này được xác định dưới góc độ pháp lý là một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Bên cạnh đó, vấn đề thứ tự ưu tiên thánh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm khi xử lý tài sản đó cũng là vấn đề phát sinh trên cơ sở một tài sản để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ.

          *Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ:

          Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

          - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

          - Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản;

          - Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

                                                                                                                    Ảnh minh họa: Nguồn Internet

          *Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm:

          Điều 308 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm như sau: Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

          - Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

          - Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

          - Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

          Trong đó, hiệu lực đối khán với người thứ ba được hiểu theo quy định tại Điều 297 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

          “1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

          2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

          Tuy nhiên, khoản 2 Điều 308 nêu trên cũng đưa ra việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán trên cơ sở nguyên tắc tôn trong thỏa thuận của các bên, cụ thể: Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định như trên có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

-----------------------------------------------------

          Bài viết mang tính chất tham khảo do Văn phòng luật sư Như Khuê thực hiện, mọi chi thông tin cần tư vấn, hỗ trợ, liên hệ:

          - Trụ sở chính: số 16 Phan Văn Trị, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội;

          - Chi nhánh Tp. HCM: số 19 đường số 4, khu DC Cityland, phường 10, quận Gò Vấp, Tp. HCM

          SĐT: 0971862176

          Gmail: vplsnhukhue@gmail.com

 

 

         

Tags:,

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

Tin liên quan